Niềng răng được xem là giải pháp chỉnh nha an toàn và hạn chế tối đa xâm lấn đến cấu trúc của răng thật đem lại cho bạn một hàm răng đều đẹp như mong muốn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, niềng răng dễ dẫn đến tình trạng bị hóp má, tuy không nhiều nhưng bạn cũng nên biết nguyên nhân nhân gây ra hiện tượng này để có cách điều trị hợp lý nhất.
Má được nâng đỡ bởi hệ thống răng, xương hàm và các loại cơ như cơ cắn, cơ gò má… Trong trường hợp bị mất răng nhiều và lâu ngày, đặc biệt là những răng hàm lớn nằm ở phía trong có thể dẫn đến bị tiêu xương ổ răng. Khi ấy, má không còn răng và xương hàm nâng đỡ sẽ bị chùng xuống dẫn đến tình trạng hóp má, gương mặt nhìn như bị lõm xuống, gầy gò và không còn đầy đặn như trước.
Tuy nhiên một điều quan trọng, bác sĩ cũng nhấn mạnh với bạn là việc hóp má do mất răng chỉ xảy ra khi bạn bị mất nhiều răng hàm và lâu ngày mà thôi.
Nhiều người khi đọc được kiến thức này thì quy chụp niềng răng sẽ bị hóp má vì phần lớn những trường hợp niềng răng đều cần nhổ răng, mà nhổ răng thì sẽ bị hóp má. Điều này hoàn toàn không chính xác!
Niềng răng được hiểu là quá trình sử dụng lực kéo của dây cung và các khí cụ di chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm. Trong quá trình này diễn ra đồng thời hai hiện tượng tiêu xương và bồi đắp xương. Khi nhổ răng, vị trí đó sẽ bị tiêu xương, nhưng đồng thời trong quá trình chỉnh nha những chiếc răng khác sẽ di chuyển đến vị trí khoảng trống nhổ răng và sẽ có hiện tượng bồi đắp xương ở vị trí mới. Cơ chế tiêu xương và bồi đắp xương này luôn đảm bảo cho răng di chuyển nhưng vẫn nằm trong ổ răng. Vị trí nhổ răng sẽ được lấp đầy sau khi hoàn tất chỉnh nha nên hiện tượng hóp má do nhổ răng để niềng là hoàn toàn không xảy ra.
Do đó, bạn không cần quá lo lắng về việc nhổ răng khi niềng sẽ bị hóp má, theo nguyên tắc thì điều này là không thể xảy ra, trừ những trường hợp bạn tin nhầm nha khoa không uy tín, bác sĩ không chuyên sâu về niềng răng có thể cùng một lúc nhổ quá nhiều răng của bạn.
Ngoài ra yếu tố dinh dưỡng cũng là điều cần đặc biệt lưu ý trong quá trình chỉnh nha, ăn uống không đủ chất, stress, lo lắng quá mức cũng có thể dẫn đến hóp má, giảm lượng tích trữ mỡ ở vùng má, làm gương mặt trông gầy gò, hốc hác.
Bạn biết không chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thường xuyên kiêng khem là “kẻ đối đầu” nguy hiểm nhất không chỉ với sức khỏe mà còn sắc vóc và đặc biệt là gương mặt. Trong thời gian chỉnh nha, bạn có thể nghe lời khuyên từ bác sĩ như: Nên ăn thức ăn mềm, dễ nhai để hạn chế đau nhức hay bung súc mắc cài… Lời khuyên này là vì tốt cho bạn nhưng không đồng nghĩa với việc bác sĩ “cấm” bạn ăn uống bình thường. Xem thêm thực đơn cho người niềng răng để không bị hóp má tại đây.
(Việc ăn kiêng kem quá mức cũng có thể dẫn đến hóp má ở người niềng răng)
Trong những thời gian đặc biệt như mới nhổ răng, mới gắn mắc cài. Những khí cụ lạ lẫm có thể làm bạn thấy cộm, chưa quen, khó chịu. Vì thế bác sĩ thường khuyên bạn ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai để cơ thể thích nghi dần với mắc cài, hạn chế những va chạm khi nhai vào chỗ nhổ răng hay cọ xát má, môi với khí cụ gây đau nhức.
Sau khi đã “thích nghi” với việc đeo mắc cài, bạn có thể ăn uống bình thường. Chỉ cần chú ý cắt nhỏ thức ăn để hạn chế dùng lực quá mạnh ảnh hưởng đến mắc cài và hiệu quả chỉnh nha mà thôi. Ăn uống đủ chất, dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp bạn bổ sung năng lượng để thích nghi tốt với quá trình chỉnh nha mà còn giúp bạn khỏe mạnh hơn, hạn chế những nguy cơ hóp má, gầy gò.
Một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng má bị hóp có thể do thói quen ăn nhai trong quá trình chỉnh nha. Như đã nói, một trong những thành phần giúp má đầy đặn hơn đó chính là hệ thống các cơ như: Cơ cắn, cơ gò má lớn, cơ gò má bé… giúp nâng đỡ phần má đầy đặn hơn.
Khi chỉnh nha, bạn có thể thường ăn những thức ăn mềm, lực nhai ít hơn bình thường. Hệ thống cơ làm đầy má cũng tương tự như những bộ phận khác của cơ thể. Khi bạn hoạt động nhiều, ăn nhai nhiều, hệ thống cơ sẽ trở nên rắn chắc hơn, nâng đỡ tốt hơn. Nhưng ngược lại, nếu bạn lười hoặc ít ăn nhai, các cơ sẽ tự động chùng xuống và mềm nhũn đi dẫn đến tình trạng hóp má. Chính vì thế, thời gian đầu niềng răng bạn có thể ăn thức ăn mềm, ít nhai để hạn chế đau nhức nhưng sau đó, khi đã quen với mắc cài, bạn có thể ăn nhai bình thường, chú ý nhai đều cả hai bên để tránh những nguy cơ bị hóp má không mong muốn.
Bên cạnh đó, trong thời gian niềng răng bị hóp má có thể do thức khuya, mất ngủ, bị stress hoặc tâm lý lo lắng quá mức ảnh hưởng đến thần thái, gương mặt trông gầy gò hơn.
Lời đồn niềng răng bị hóp má thực ra cũng không phải vô lý. Trong một số trường hợp chỉnh nha trước đây, kỹ thuật chỉnh nha còn hạn chế, sử dụng khí cụ còn thô sơ… khi bắt đầu chỉnh nha, bác sĩ dùng dây cung to, lực chỉnh nha mạnh và đột ngột. Điều này không chỉ gây đau đớn cho người niềng mà còn dễ dẫn đến nguy cơ răng bị lung lay, mất răng và hóp má. Tình trạng này vẫn có thể xảy ra ở thời điểm hiện tại, ở những nha khoa không uy tín, cho được cấp phép hoạt động hoặc không đủ điều kiện về bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm, trang thiết bị chuyên dụng.
(Kỹ thuật chỉnh nha không đúng là một nguyên nhân gây hóp má)
Do đó, lời khuyên mà bác sĩ dành cho bạn là nếu bị các vấn đề về răng nên tìm đến địa chỉ uy tín, chuyên sâu về niềng răng, có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm về niềng răng, có giấy phép hành nghề chỉnh nha cũng như hệ thống trang thiết bị hiện đại để chẩn đoán chính xác và điều trị niềng răng hiệu quả.
Đọc thêm về: https://nhakhoapeace.vn/nieng-rang-co-lam-thay-doi-khuon-mat/
Trước tiên để hạn chế tình trạng này bạn cần lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ giỏi chuyên môn, đã thực hiện thành công nhiều case chỉnh nha tương tự như trường hợp của bạn. Bác sĩ giỏi sẽ giúp phòng tránh nguy cơ bị hóp má khi niềng răng.
Đừng quên theo dõi phác đồ điều trị, hợp đồng niềng răng cũng như những cam kết của nha khoa khi bước vào hành trình niềng răng.
Chụp ảnh, ghi chép lại sự thay đổi của hàm răng qua từng giai đoạn, trao đổi với bác sĩ về mong muốn của mình để có hướng đi đúng đắn trong giai đoạn tiếp theo.
Tái khám đúng lịch hẹn, không bỏ lịch hẹn để giúp răng được chỉnh đúng với dữ liệu ban đầu.
Giữ tinh thần thoải mái, cố gắng ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc, không nên lo lắng quá… để giúp cơ thể khỏe mạnh, không bị hóp má. Hãy tin tưởng vào bác sĩ và nha khoa bạn đã lựa chọn để có được một kết quả tốt đẹp nhất.
Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng như: vitamin và khoáng chất để cải thiện cơ mặt nếu nguyên nhân hóp má do thiếu chất dinh dưỡng.
Xem thêm về: https://nhakhoapeace.vn/hinh-anh-truoc-va-sau-nieng-rang/
Minh chứng thực tiễn điều trị hơn 15.000 ca chỉnh nha, hơn 12.000 đã hoàn thành và hơn 3.000 ca đang chuẩn bị tháo niềng. Và chúng tôi tự hào để nói với bạn là: chưa từng có bất kỳ một ca chỉnh nha nào không thành công tại Peace Dentistry. Với hơn 15 năm hoạt động, chúng tôi luôn tâm niệm: Sự hài lòng của khách hàng là nền tảng vững chắc nhất giúp Peace Dentistry phát triển và khách hàng sẽ là người đưa thương hiệu của Nha Khoa Peace đến với cộng đồng.
Và bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, vật liệu nha khoa tốt, quy trình chuẩn…là chưa đủ để tạo nên chất lượng dịch vụ tốt cũng như sự yêu mến của khách hàng. Yếu tố quan trọng nhất chính là Y ĐỨC và TẬN TÂM. Không chỉ điều trị tốt mà còn phải là chi phí hợp lý, hiệu quả lâu dài, chu đáo trong phục vụ, nghĩ cho lợi ích của khách hàng.
Đó là cách phát triển bền vững và lâu dài nhất. Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại nha khoa. Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline: 0978.563.565/0943.563.565/0942.563.565 hoặc inbox đăng ký trực tuyến tại: https://m.me/PeaceDentistry
Hotline 1: ( 09 ) 43 563 565
Hotline 2: ( 08 ) 3 836 0814
Email: peacedentistry@gmail.com
TPHCM : 565 Trần Hưng Đạo, P Cầu Kho, Q1, TP Hồ Chí Minh.
Mọc răng khôn là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi những cảm giác khó chịu mà nó đem lại. Về hiện tượng này, nhiều người chỉ cảm nhận được khi có cảm giác đau đớn, khó khăn lúc ăn, nhai. Vì vậy, trong bài viết dưới đây Peace Dentistry sẽ đề cập đến những...
Chi tiếtSau khi tháo Niềng răng phải đeo hàm duy trì bao lâu? Cho dù bạn niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ hay bằng các khẩu trong suốt thì sau khi tháo niềng bạn vẫn phải đeo hàm duy trì để răng được đều đặn và không bị chạy lại. Hàm Duy Trì...
Chi tiếtTrước khi nói về ca lâm sàng này, Peace Dentistry sẽ giải đáp câu hỏi mà rất nhiều khách hàng quan tâm: NÊN BỌC SỨ HAY NÊN DÁN MẶT SỨ VENEER? CÁI NÀO TỐT HƠN? Thật ra, về chuyên môn, bọc răng sứ và mặt dán sứ Veneer là 2 phương pháp hoàn toàn khác...
Chi tiết